Resort cao cấp 'hot' hơn hàng hiệu

    Tạm quên đi những chiếc túi xách hàng hiệu hay siêu xe, giới giàu có trên thế giới giờ đây thích thú hơn với các dịch vụ giải trí cao cấp như du lịch, làm đẹp hay đơn giản chỉ thưởng thức những bữa tối cực kỳ sang trọng.

    Tạm quên đi những chiếc túi xách hàng hiệu hay siêu xe, giới giàu có trên thế giới giờ đây thích thú hơn với các dịch vụ giải trí cao cấp như du lịch, làm đẹp hay đơn giản chỉ thưởng thức những bữa tối cực kỳ sang trọng.

    Mặc cho nền kinh tế bất ổn thế nào, năm 2011, 12 quốc gia giàu nhất thế giới đã chi đến 1,4 ngàn tỷ USD cho hàng hiệu và các dịch vụ cao cấp, theo báo cáo mới đây của tập đoàn tư vấn Boston. 55% trong số đó được sử dụng cho các "trải nghiệm đỉnh cao" như nghỉ mát resort hay thưởng thức rượu sang, còn lại là dành cho các sản phẩm hàng hiệu đắt tiền.

    Mức chi cho các "trải nghiệm" đã lấn át so với các sản phẩm hàng hiệu truyền thống. Tại châu Âu chi tiêu cho dịch vụ cao cấp tăng 6% trong khi chi tiêu cho hàng hiệu chỉ tăng 4%. Ở Mỹ các con số này là 9% và 6%.

    Thậm chí tại thị trường hàng hiệu bùng nổ Trung Quốc, các chỉ số trên cũng là 28% và 22%. Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc có vẻ như chuộng chi tiền mua các sản phẩm hàng hiệu hơn so với phương Tây. Trong khi đó chi tiêu cho các dịch vụ "trải nghiệm" nước nay chỉ chiếm 40% tổng chi tiêu trên thị trường cao cấp. Trong khi đó tại châu Âu là 61% và Mỹ là 51%.

    Mức chi cho các "trải nghiệm" như nghỉ dưỡng cao cấp đã lấn át so với các sản phẩm hàng hiệu truyền thống.

    Một số thương hiệu cao cấp cũng đang điều chỉnh để phù hợp với xu thế này. Mới đây, một khách sạn sang trọng của tập đoàn này đã được hoạt động tại thành phố nghỉ mát Courchevel của Pháp. Bên cạnh đó, họ cũng đang chuẩn bị tiến hành mở cửa các khách sạn tiếp theo tại Maldives, Paris, Oman và một hòn đảo tại Ai Cập.

    Các tác giả của báo cáo Boston cho biết, đặc điểm về dân số là một lý do quan trọng dẫn đến sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng tại các thị trường trưởng thành phương Tây. Theo đó, khi những người giàu khó đến độ tuổi về hưu, họ không có nhu cầu mua quá nhiều sản phẩm mà nghĩ nhiều đến các hoạt động giải trí, thư giãn.

    Trái lại, người tiêu dùng Trung Quốc lại mới được tiếp xúc với thị trường cao cấp chính vì thế các sản phẩm như thời trang hàng hiệu, siêu xe được họ đặc biệt quan tâm.

    Spa, du lịch và các dịch vụ khác đang phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc, mặc dù vậy động lực cho sự phát triển này lại khác, Vincent Lui tại tập đoàn Boston cho biết. "Tại phương Tây, người giàu muốn tự hưởng thụ còn Trung Quốc thì khác. Họ đến các nhà hàng sang trọng khi mời khách, hay đơn giản là để cho người khác nhìn vào và tôn trọng họ. Đó chính là vì họ muốn thể thiện sự giàu có và địa vị".

    Về dịch vụ du lịch cao cấp, khác với người phương Tây, giới giàu Trung Quốc thường đi theo tour. Theo khảo sát về giới triệu phú Trung Quốc được công bố hồi đầu tuần của Hurun Report, người giàu Trung Quốc sử dụng dịch vụ du lịch cao cấp thường đi theo nhóm, trung bình khoảng 9 người.

    Báo cáo cũng đưa ra thông tin có đến 85% triệu phú tại nước này muốn con du học. 1/3 trong số họ có tài sản tại nước ngoài, chủ yếu là bất động sản.

    (Theo VEF // WSJ)